meviet

+

Hiện nay đang nóng lên vấn đề các phương pháp giáo dục trẻ mầm non ở các trang mạng, các diễn đàn nuôi dạy trẻ hay trên các trang Facebook cá nhân…Việc lựa chọn cho con mình một phương pháp phù hợp luôn được các bậc phụ huynh quan tâm, tuy nhiên điều đó không hề đơn giản chút nào.Với chương trình mầm non theo phương pháp giáo dục sớm "Mother Goose Time”, trường mầm non Con Mèo Vàng xin đưa ra những nhận định về việc áp dụng giáo dục sớm – Early learning - cho trẻ như sau:

Như chúng ta đã thấy các phương pháp hiện nay được nhiều phụ huynh quan tâm đó là: Phương pháp giáo dục sớm, phương pháp giáo dục của người Nhật, Phương pháp giáo dục con của người Mỹ…Và một vấn đề luôn khiến phụ huynh băn khoăn đó là việc lựa chọn trường học cho con khi con bước vào tuổi đi học, nhiều phụ huynh muốn chọn cho con một trường học như ý phải chấp nhận tốn công, tốn sức và tiền bạc rất nhiều, với mong muốn con mình học trường tốt sau này sẽ thành tài. Như vậy đối với trẻ mầm non thì chỉ số IQ hay chỉ số EQ là cần thiết cho trẻ hơn? Việc chọn ra phương pháp giáo dục trẻ có thực sự phức tạp như các phụ huynh vẫn nghĩ? Làm thế nào để con có thể phát triển hài hòa?

Ba mẹ tìm hiểu thêm https://meviet.vn/loi-ich-cua-phuong-phap-glenn-doman/

 

Theo các nhà tâm lý đánh giá thì phát triển kỹ năng xã hội là quan trọng nhất trong giai đoạn trẻ mầm non và các giai đoạn phát triển sau này của trẻ. Trẻ thể hiện bản thân, bộc lộ tính cách qua các hoạt động ăn, ngủ, chơi.. Kỹ năng xã hội là kỹ năng giao tiếp trong xã hội, giai đoạn trẻ mầm non là tiền đề cho sự phát triển của trẻ về sau của trẻ, chính vì vậy ở giai đoạn này cần đặc biệt chú trọng giáo dục trẻ phát triển về kỹ năng xã hội, lúc này gia đình giữ vai trò quan trọng nhất để trẻ có những hành vi ứng xử phù hợp.

Để trẻ có thể phát triển toàn diện thì ngoài môi trường giáo dục trong gia đình thì các thầy cô giáo ở trường cũng cần có những kiến thức chuyên sâu về quá trình phát triển của trẻ để trẻ học được kiến thức thông qua các hoạt động vui chơi. Trẻ được trải nghiệm sớm, chúng ta sẽ dễ điều chỉnh hành vi của trẻ để trẻ phát triển đúng hướng.

Chúng ta vẫn thường nói "gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen gặt nhân cách…” , hành vi, cách ứng xử của trẻ phần lớn đều được học từ những người xung quanh trẻ nên nhiều khi chúng ta thấy một đứa trẻ ăn nói thô lỗ, không biết yêu thương người khác, sẵn sàng làm người khác bị thương để đạt được điều mình muốn…có nghĩa là đứa trẻ đó đang thiếu đi sự yêu thương từ phía gia đình, trong gia đình thường xuyên xảy ra sự cãi, chửi nhau. Từ đó trẻ học theo và dần hình thành nên hành vi, nếu tiếp tục kéo dài thì sẽ hình thành nên nhân cách của đứa trẻ về sau. Sự giao tiếp của trẻ với những người lớn ở giai đoạn đầu đời có vai trò quyết định trong quá trình phát triển những cảm xúc và các kỹ năng xã hội trong trẻ, nó ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển về sau của trẻ.

Đọc thêm bài viết https://meviet.vn/phuong-phap-glenn-doman-cho-tre-so-sinh/

 

Trong giai đoạn này trẻ chưa biết phân biệt đúng - sai, nhiều bậc phụ huynh đau đầu vì con mình hay "cầm nhầm” đồ của người khác, với hành vi "cầm nhầm " của trẻ thì mỗi gia đình lại đưa ra các phương pháp khác nhau để thay đổi hành vi của con. Có phụ huynh khi thấy con cầm thứ đồ gì của bạn về là lập tức mua thứ y hệt như vậy cho con, điều đó không làm cho trẻ nhận ra lỗi của mình mà vo hình làm cho trẻ hiểu rằng cứ cầm thứ gì về là sẽ được bố mẹ mua cho và cứ như vậy khi chúng thích gì chúng sẵn sàng cầm của bạn về để được mua. Đối với những hành vi đó phụ huynh cần hỏi rõ nguyên nhân tại sao con lại cầm đồ của bạn, phân tích cho con hiểu hành vi đó là không tốt, nghiêm khắc để con nhận ra lỗi, có thể cho con hiểu nếu con ngoan thì cuối tuần này mẹ sẽ mua cho con món đồ như vậy, tuy nhiên không được mua ngay cho trẻ. Tuyệt đối khi trẻ mắc sai phạm thì nên dung đòn roi với trẻ ngay, vì bản chất trẻ không biết mình sai như thế nào, sai ở đâu và phải sửa sai làm sao. Nếu lạm dụng đòn roi trong dạy trẻ thì sâu trong tâm trí của trẻ chỉ nhớ đến việc bị đánh đòn chứ không nhớ việc mình đã sai như thế nào.

Tìm hiểu thêm bài viết https://meviet.vn/bot-nan-an-toan-lumisa/

 

Điều vô cùng quan trọng mà bố mẹ và thầy cô cần phải nắm được để giúp trẻ xây dựng các mối quan hệ xã hội của trẻ một cách tích cực đó chính là mối tương quan giữa tình bạn và các hành vi xã hội của trẻ, có như vậy mới hình thành cho trẻ những hành vi đúng đắn, chuẩn mực.

Bố mẹ và thầy cô là những người thường xuyên tiếp xúc với trẻ, do đó để phát triển cảm xúc và các kỹ năng cho trẻ thì người lớn cần phải làm gương về các hành vi, thái độ ứng xử phù hợp. Từ đó để trẻ phát triển cảm xúc một cách tích cực, lành mạnh. Khi trẻ ở tuổi mầm non cũng chính là giai đoạn phát triển quan trọng trong đời của trẻ, việc trẻ có phát triển đúng cách hay không phụ thuộc phông nhỏ vào phương pháp giáo dục của gia đình và nhà trường.

 

+

Giáo dục sớm hiện nay đang là vấn đề đang rất được quan tâm từ các bà mẹ bởi nó có tầm quan trọng rất lớn góp phần vào sự thành công sau này của trẻ. Giáo dục sớm có ý nghĩa bồi dưỡng tố chất, qua đó giúp trẻ có sự phát triển nổi trội về cả phẩm chất trí tuệ và phi trí tuệ (tính cách, ý chí, nhân cách, thói quen sinh hoạt,…).

Vậy có những phương pháp giáo dục sớm nào? Phương pháp nào là hiệu quả? Hãy cùng KidsOnline giải đáp những thắc mắc đó để quý thầy cô có thể tìm cho mình một phương pháp dạy hiệu quả qua các thông tin dưới đây.

Top 4 phương pháp giáo dục sớm cho trẻ mầm non đem lại hiệu quả cao nhất hiện nay:

Phương pháp giáo dục sớm Montessori – Học cách bé học để dạy bé

Montessori là phương pháp giáo dục sớm cho trẻ được phát triển dựa trên nghiên cứu và kinh nghiệm của bác sĩ, nhà giáo dục người Ý Maria Montessori. Phương pháp này được xây dựng theo phương châm “coi trọng sự phát triển tự nhiên của trẻ, học để dạy trẻ tốt hơn.” Đây là một điều hoàn toàn khác so với các phương pháp giáo dục trước đây và thậm chí là cả hiện nay.

Các phương pháp giáo dục sớm đó luôn cố nhào nặn con trẻ trưởng thành theo mong muốn hay dự định hướng của cha mẹ. Điều này rất dễ dẫn sự khó chịu của trẻ và sinh ra mong muốn hay hành động chống đối như cáu kỉnh, khóc nhè, mè nheo,… Nhưng đối với phương pháp giáo dục sớm Montessori thì thầy cô không còn phải lo lắng về điều đó nữa. Bởi Montessori coi trọng sự “tự nhiên”, không gượng ép khiến trẻ cảm thấy thoải mái và có hứng thú với những điều mình đang làm.

Montessori dựa trên nguyên lý trẻ chủ động chọn khu vực học và theo đuổi hứng thủ của mình đến khi trẻ muốn đổi qua hoạt động khác. Qua đó trẻ tự lập, tự khám phá và tự sửa sai.

Với phương pháp giáo dục sớm này, người lớn không can thiệp quá nhiều đối với trẻ, đặc biệt là việc áp đặt tư tưởng, quan niệm, cách nhìn của mình với bé. Tiếp nhận các kiến thức bằng bản năng, trẻ sẽ tiếp thu cái mới một cách tự nhiên, dễ dàng và dần dần sẽ nắm bắt được thông tin một cách có ý thức.

Phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman – Cha mẹ là người thầy đầu tiên

Phương pháp Glenn Doman là chương trình học mà bố mẹ chính là người thầy sẽ dìu dắt và đi theo các con trong quá trình học này. Phương pháp giáo dục sớm này do giáo sư Glenn Doman phát minh ra – cha đẻ của các phương pháp giáo dục con nhỏ và là người đặt nền móng cho việc giáo dục tại nhà. Glenn Doman giúp sẽ phát triển toàn diện về cả thể chất, trí thông minh, trí tuệ cảm xúc và cả năng lực vượt qua nghịch cảnh qua những bài học về vận động, ngôn ngữ, lượng số và cả thế giới xung quanh. Đó đều là những kiến thức cần thiết, những hành trang quan trọng cho trẻ trong suốt chặng đường phía trước. Thầy cô có thể tham khảo và áp dụng phương pháp này biến trường học thành nhà của chính bé giúp bé càng thoải mái hơn cho việc học tập.

Phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman dựa trên một số nguyên tắc mà trong đó nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất chính là “bố mẹ là người thầy đầu tiên và tốt nhất cho trẻ”. Vì vậy, điều mấu chốt tạo nên sự thành công của phương pháp này chính là sự đồng hành của bố mẹ cũng như thầy cô. Cùng với đó là các nguyên tắc như bắt đầu càng sớm càng tốt, khơi gợi đam mê của trẻ, ngầm khích lệ động viên, ngăn cấm trách mắng, biến khó thành dễ và cuộc sống là một trường học, không cần giáo trình, thứ tự.

Đọc thêm chi tiết về pp Glenn Doman tại đây

https://meviet.vn/phuong-phap-glenn-doman-la-gi/

Phương pháp giáo dục sớm Reggio Emilia – Tò mò chính là chìa khoá

Reggio Emilia là một cách tiếp cận giúp trẻ tham gia vào phương pháp giáo dục sớm mà khi đó việc học của trẻ sẽ chuyển thành một tổ hợp thống nhất giữa cha mẹ – con – giáo viên, trong đó cha mẹ vẫn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển học tập của con không kém gì giáo viên.

Phương pháp Reggio Emila có nguồn gốc từ nước Ý, từ một thành phố cùng tên gọi. Phương pháp giáo dục sớm này được xây dựng và bắt nguồn từ niềm tin rằng mỗi đứa trẻ đều chứa đựng một tiềm năng lớn và tiềm năng đó sẽ được phát triển nhờ trí tò mò của trẻ.

Chính trẻ sẽ là người tìm ra lời giải cho các câu hỏi của mình bằng cách quan sát, tìm hiểu thế giới xung quanh. Bố mẹ hay cô giáo sẽ chỉ là người hướng dẫn và tạo cơ hội cho trẻ được phát triển, tìm hiểu. Đây là một phương pháp giáo dục nhân văn, gần gũi, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của giáo dục cộng đồng (community) và sự tự tìm hiểu khám phá (inquiry).

Phương pháp giáo dục sớm STEAM – sự phát triển toàn diện về mọi mặt

STEAM là một chữ viết tắt được tạo thành bởi hai thuật ngữ STEM và ART (nghệ thuật) trong đó STEM là viết tắt của Science – khoa học, Technology – công nghệ, Engineering – kỹ thuật và Mathematics – toán học. STEAM là ý tưởng sáng tạo ban đầu của Trường Thiết Kế Rhode Island (Mỹ), sau đó được sử dụng bởi nhiều nhà giáo dục và dần dần lan rộng ra cả Hoa Kỳ.

Đây là một phương pháp tiếp cận giáo dục kiểu mới, trong đó Khoa Học, Công Nghệ, Kỹ Thuật, Nghệ Thuật, và Toán Học cùng được sử dụng để giảng dạy và hướng dẫn cho học sinh. STEAM là một sự chuyển đổi từ cách thức giáo dục truyền thống, dựa vào tiêu chuẩn điểm số để đánh giá, sang một phương pháp giáo dục hiện đại và lý tưởng, trong đó quá trình học tập và kết quả cùng được xem trọng như nhau.

 

+

Vậy khi nào cai sữa cho con là tốt nhất? Bài viết sau đây sẽ giải đáp các thắc mắc đó của mẹ.
Theo tổ chức y tế khuyến khích các bà mẹ nên cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời để tăng cường khả năng miễn dịch.Sau thời gian này, trẻ vẫn nên bú mẹ bên cạnh chế độ dinh dưỡng mới cho đến ít nhất hai tuổi.
Các dấu hiệu cho biết bé có thể cai sữa đượcBé quá bận rộn để bú. Khi có nhiều thay đổi, bé bận rộn với việc  khám phá thế giới đến nỗi không thể ngồi yên và bú, đặc biệt là vào ban ngày.
Bé có thể ăn cháo,cơm nhãoKhi bé được 18-24 tháng tuổi là thời điểm mà hệ tiêu hóa của bé đã phát triển, bé đã có khả năng nhai, nuốt.
Giai đoạn này bé sẽ cảm thấy tò mò khi nhìn thấy người trong gia đình ăn.Bé bắt đầu muốn khám phá những món ăn thô có mùi vị hấp dẫn, khi đó có thể bé sẽ giảm dần đi sự hứng thú đối với sữa mẹ và chuyển sang các món ăn dặm đa dạng về màu sắc, hình thù vui nhộn, ngộ nghĩnh.Đây là thời điểm lý tưởng khi thực hiện cai sữa mẹ cho bé.
Mẹ nên cho bé ngồi vào bàn ăn cùng với gia đình việc này giúp cho sự phát triển trí tuệ của trẻ và thắt chặt thêm tình cảm gia đình.
Đọc thêm bài viết https://meviet.vn/phu-nu-sau-sinh-nen-kieng-an-gi/
 
Trẻ có thể ngồi thẳng, tự do chơi đùaKhi bé có thể ngồi thẳng, cầm, nắm và chơi một số vật dụng đơn giản mà không cần tới sự giúp đỡ của người khác lúc này trẻ đã gần một tuổi, hệ thần kinh và hệ vận động phát triển tương đối tốt, bé đã cứng cáp, có khả năng tự đề kháng nếu thiếu sữa mẹ.
Đồng thời thời điểm này hệ tiêu hóa của bé đã dần được hoàn thiện và có thể hấp thu được dinh dưỡng từ nhiều nguồn khác nhau không chỉ từ sữa mẹ.Giai đoạn này mẹ có thể cho bé ăn dặm kết hợp với uống sữa mẹ hay sữa công thức và bớt dần khẩu phần ăn từ sữa mẹ để cai sữa cho bé.
Khi bé có khả năng nhận biết và ấn tượng với màu sắcCách thức dân gian này chỉ hiệu quả khi bé bắt đầu phân biệt được màu sắc. Khi bé không còn thấy màu sắc quen thuộc của núm vú, bé sẽ dần dần ngưng bú.
Mẹ nên sử dụng những màu tự nhiên để thay đổi màu sắc núm vú chẳng hạn như dùng nghệ tạo màu vàng, dùng củ dền tạo màu đỏ,...
 Khi bé nói được thêm 2 – 3 từ ngoài từ bố, mẹ,bà hoặc khi bé đã có thể nói được một câu ngắn
 Đây là thời điểm hệ thần kinh, thính giác của trẻ đã phát triển tốt, trẻ có thể diễn đạt mong muốn của mình bằng lời nói.Đây cũng là giai đoạn trẻ muốn khẳng định sự hiện diện của mình bằng vốn từ ít ỏi.
Tìm hiểu thêm https://meviet.vn/monkey-stories/
 
Ở giai đoạn này, cha mẹ có thể cai sữa cho con, kết hợp,bổ sung thêm nhiều thực phẩm mới để giúp thực đơn của bé thêm đa dạng. Lượng sữa ngoài bé cần bổ sung khi này khoảng 500-600ml/ngày.
 Trẻ đã có thể leo lên, leo xuống cầu thangỞ độ tuổi này, trẻ đã khoảng 2 tuổi hoặc hơn 2 tuổi. Độ tuổi này được nhiều các bác sĩ nhi khoa khuyên mẹ nên cai sữa cho bé.
 Mặc dù đã được bú no sữa mẹ nhưng bé vẫn có những biểu hiện không hài lòng.
Đây là dấu hiệu cho thấy bé cần được mẹ bổ sung thêm nhiều dưỡng chất hơn để có thể đáp ứng được hết nhu cầu về dinh dưỡng cho sự phát triển. Lúc này, sữa mẹ không còn đủ đối với khẩu phần ăn của bé, bé sẽ cần những loại thực phẩm đa dạng hơn, phong phú hơn và cung cấp nhiều dưỡng chất hơn.
Tuy nhiên, không nên cai sữa cho bé trong giai đoạn mà bé mới tập ăn dặm. Bởi giai đoạn này, bé ăn dặm với mục đích chính chỉ là để làm quen với những loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Do đó, cần kết hợp giữa việc cho bé ăn dặm và bú mẹ để có thể đảm bảo được nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé.
Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ đang cai sữa  Khi cai sữa cho trẻ các mẹ tránh trường hợp dừng đột ngột không cho bé bú mẹ mà thay vào đó các mẹ nên cai sữa dần dần cho bé như: giảm số lượng bé bú như trước đây mỗi ngày bạn cho bé bú khoảng từ 7 - 8 lần/ngày mỗi lần khoảng 5 phút thì nay hãy rút xuống còn 3 - 4 lần/ngày mỗi lần khoảng 3 phút, rồi từ từ cắt hẳn.
  Nếu đã bắt đầu ngưng không cho trẻ bú sữa, thì cần đồng thời kết hợp cho trẻ ăn ngoài bằng các loại sữa thay thế thông thường như sữa bột, sữa hộp, sữa đặc hay sữa bò (chỉ nên áp dụng phương pháp này sau khi trẻ đã lớn trên 1 tuổi).
  Khi cho bé ăn dặm cần chế biến những món ăn thật mềm, nhỏ như cháo loãng hay bột, vừa tốt cho tiêu hóa và sự phát triển răng của trẻ vừa loại trừ những nguy cơ bị hóc, nghẹn.
Cho trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày  Chế biến đa dạng các loại thực phẩm cho bé ăn để tạo cảm giác hứng thú khi ăn.
  Nhiều mẹ sau khi cai sữa cho con sẽ gặp một số các dấu hiệu bị đau và cương ngực. Trong những trường hợp như vậy, các mẹ có thể dùng khăn mềm nhúng vào nước hoặc mát xoa quanh ngực để bầu sữa mềm ra. Hoặc mẹ có thể dùng máy vắt sữa ra ngoài cho thông sữa.
  Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, độ tuổi và thời điểm thích hợp để cai sữa cho trẻ là từ khoảng 24 tháng tuổi. Trong một số trường hợp hoàn cảnh khác nhau có thể thời gian này khác nhau, nhưng không nên cho bé cai sữa quá sớm sẽ gây thiệt thòi cho trẻ bởi vì đối với các bé sữa không chỉ là một dưỡng chất hoàn hảo mà còn chứa rất nhiều các kháng thể để giúp bé phòng chống bệnh tật và phát triển trí tuệ thông minh.
https://meviet.vn/hoi-dap-chua-tieu-chay-o-tre-em/

+

Vì sao phụ nữ phải kiêng cữ sau sinh?

Không phải ngẫu nhiên mà các quan niệm kiêng cữ ở phụ nữ sau sinh lại được lan truyền từ đời này sang đời khác, được bảo tồn từ xưa đến nay. Nguyên nhân là bởi vì nó có thể đem lại những lợi ích thật sự cho sức khỏe người phụ nữ. Tuy nhiên, thời điểm hiện đại như hiện tại thì các mẹ nên kiêng cữ vừa theo dân gian vừa theo khoa học, để có hiệu quả tốt nhất nhé!

Theo bác sĩ Nguyễn Thành Chương, Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết: “Trước đây người ta quan niệm rằng, việc kiêng cữ sau sinh là cách tốt nhất để tránh những ảnh hưởng xấu đến cơ thể người phụ nữ ở những lần sinh sau, và cuộc sống sau đó sẽ không mắc các bệnh phiền toái. Nhưng hiện tại, theo các quan điểm khoa học, y học hiện đại thì một số các quan niệm kiêng cữ đã không còn phù hợp, gây căng thẳng và có hại cho sức khỏe người phụ nư và em bé.!.”

Thời gian kiêng cữ sau sinh là bao lâu?

Thời xưa, sau sinh các mẹ cần phải ở cữ trong vòng 100 ngày (3 tháng). Phụ nữ sẽ phải ở phòng kín, không nói chuyện với người lạ, không đọc sách, không tắm rửa, không dùng điện thoại…

Bởi lẽ người xưa cho rằng nếu không kiêng cữ người mẹ sẽ dễ bị ốm, đau nhức xương khớp, tay chân đau mỏi, nhức đầu…Tuy nhiên, nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngày nay, các chuyên gia đã chứng minh việc kiêng cữ nên thực hiện trong 1 tháng.

Chỉ sau 3 – 4 ngày sinh xong, người mẹ đã có thể tắm rửa, làm vệ sinh cơ thể. Điều quan trọng người mẹ cần làm đó là tránh vận động, tránh làm việc nặng, tránh quan hệ, tránh căng thẳng, lo lắng…

Đọc chi tiết tịa đây

https://meviet.vn/o-cu-dung-cach-phan-2/

Tác hại của không kiêng cữ sau sinh là gì?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, không kiêng cữ là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh hậu sản sau này. Người mẹ rất dễ bị đau đầu, đau lưng, cơ thể mệt mỏi, hay ốm, tâm trạng bất ổn. Do vậy, quan điểm cho rằng ở cữ là cổ hủ không hề chính xác.

Một số chứng bệnh hậu sản thường thấy nữa là: bị đau nhức xương khớp, sức khoẻ giảm sút, băng huyết hoặc tổn thương vết sinh mổ… Phần phụ của phụ nữ sau sinh cần khoảng thời gian 6 tuần để phục hồi. Việc không kiêng cữ quan hệ sớm sẽ dẫn đến những tổn thương phần phụ.

Nhìn chung việc kiêng cữ sau sinh mỗi mẹ mỗi quan điểm nhưng ông bà ta vẫn nói “có kiêng có lành”. Tuy một số quan điểm xa xưa nay đã không còn đúng nhưng không có nghĩa là tất cả đều sai. Mẹ cần sáng suốt tìm hiểu và lựa chọn cách kiêng cữ phù hợp sức khỏe bản thân mình nhất. Kiêng cữ sau sinh đúng khoa học để cơ thể phục hồi nhanh nhất Thực tế, sau sinh cơ thể phụ nữ cần được nghỉ ngơi và có chế độ chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng phù hợp để đảm bảo sức khỏe của mẹ và con. Sau đây là một số lời khuyên của các bác sĩ về vấn đề kiêng cữ sau sinh, giúp các mẹ có thể chủ động chăm sóc bản thân:  

 

1. Không nên kiêng khem quá mức

Một số bà mẹ mới sinh được khuyên ăn thức ăn khô và mặn như thịt kho tiêu, c%