meviet

+

Trẻ Bị Sốt Phát Ban Nên Ăn Gì?

Trẻ Bị Sốt Phát Ban Nên Ăn Gì?

Trái cây, rau xanh, củ quả: Không cần phải nói quá nhiều về nguồn vitamin dồi dào loại thực phẩm này mang lại phải không mẹ. Mẹ có thể cho con ăn trực tiếp, làm nước ép hay chế biến món luộc, hấp, súp,… đều được. Các thực phẩm này vừa tăng cường sức đề kháng cho con mau khỏe, vừa bổ sung nước. Ngoài ra, đội đặc nhiệm này kiêm luôn nhiệm vụ chống táo bón hiệu quả cho bé yêu đấy mẹ nhé.

Thực phẩm từ sữa: sữa bò, sữa đậu nành, sữa chua, phô mai,… Bình thường mẹ phải kiểm soát hoạt động “lén lút” nạp sữa, phô mai của con vì sợ béo phì. Tuy nhiên, trong những lúc này, con ăn được, uống được gì thì nên khuyến khích mẹ nhé. Các thực phẩm từ sữa giàu dưỡng chất sẽ giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé yêu.

Thức ăn mềm, nhiều nước, dễ tiêu hóa: Con bệnh, mấy chiếc răng xinh cũng lười nhai lắm, chỉ muốn ăn bún, miến, phở, súp, ngũ cốc,… Những món này con dễ ăn. Bộ máy tiêu hóa cũng không cần hoạt động quá nhiều mà vẫn hấp thụ được dưỡng chất. Thêm nữa, vì con không ăn được nhiều trong một bữa nên mẹ chia khẩu phần thành 5-6 bữa nhỏ. Nhân tiện đổi món liên tục càng tốt mẹ nhé. Mẹ thấy đấy, bạn nhỏ của mẹ cũng rất biết cách “đòi hỏi” đấy chứ. Hừm! Thôi thì vì nụ cười sớm trở lại, mẹ chịu khó một chút vậy nhé!

tre bi sot phat ban nen an gi

Trẻ Bị Sốt Phát Ban Có Nên Ăn Uống Kiêng Khem?

Chẳng hiểu từ bao giờ các bà các mẹ đã “thấm nhuần tư tưởng” trẻ sốt phát ban cần kiêng đủ thứCác bà các mẹ truyền tai nhau nếu không kiêng món này món kia, kiêng nước, kiêng gió, ban sẽ “nở rộ”, con lâu khỏi bệnh.

Sự thật có phải như vậy không?

Mẹ biết không, ban “nở rộ” hay không, lặn nhanh hay chậm phụ thuộc vào sức đề kháng và cơ địa của con. Ban nhiều hay ít không nói lên được con bệnh nặng hay bệnh nhẹ. Vì vậy mẹ không cần chú tâm quá vào nốt ban đâu. Thay vào đó, mẹ hãy chú ý vào trạng thái của con: tươi tỉnh, chơi được hay lừ đừ, ngủ gọi khó dậy không,… Chính những thông tin này mới thể hiện cho mẹ biết là con ổn hay cần đến bệnh viện nhé.

Mẹ đọc thêm hướng dẫn chi tiết tại bài viết:  Sốt Phát Ban Ở Trẻ – Hiểu Đúng, Chăm Sóc Hiệu Quả

Tuy nhiên ông bà ta có câu “có kiêng có lành”. Vẫn có những món ăn thường ngày rất bổ nhưng lại không phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ khi bệnh. Các mẹ cùng xem sốt phát ban kiêng ăn gì cho trẻ mau khỏi nhé!

Sốt Phát Ban Kiêng Ăn Gì?

Các loại trứng: Bình thường trứng là món yêu thích nhất của các bạn nhỏ. Tuy nhiên, protein dồi dào trong trứng sau khi vào cơ thể sẽ giải phóng lượng nhiệt lớn.  Nhiệt này cộng hưởng với nhiệt độ sốt của con, làm con sốt càng cao và rất lâu khỏi bệnh. Vì vậy, mẹ nên tránh cho trẻ đang sốt phát ban ăn các món trứng.

Thực phẩm khó tiêu: các thịt đỏ, cá, tôm, cua,… tuy rất giàu dưỡng chất nhưng cũng khó tiêu. Vì vậy, mẹ đợi con khỏe hẳn rồi bồi bổ sau nhé!

Nước đá lạnh: con sốt phát ban thường kèm ho, đau họng, nghẹt mũi,… Nước đá lạnh chỉ làm cáctriệu chứng tăng nặng khiến con khổ sở hơn thôi. Thay vào đó mẹ nên cho con uống nước ấm.

Nước có ga: khi sốt cao con bị mất nước và cần bổ sung nhiều nước. Mẹ không nên mềm lòng cho con uống các loại nước ngọt con thích. Vì lượng đường trong nước ngọt sẽ hấp thụ nhiều nước trong cơ thể con và làm mất nước nhiều hơn đấy.

Gia vị tiêu, tỏi, ớt: Các bạn nhỏ thường không hảo mấy món cay lắm nên mẹ cũng yên tâm. Tuy nhiên, một số bạn ăn được thì mẹ nên kiêng. Các gia vị này, các món cay, nóng con ăn vào sẽ tỏa nhiệt, làm cho con sốt càng thêm sốt đấy.

tre bi sot phat nam nen an gi

Ngoài kiêng cữ trong ăn uống, mẹ quan tâm đến những kiêng cữ khác cho trẻ sốt phát ban có thể đọc thêm: Sốt Phát Ban Ở Trẻ Em Cần Kiêng Gì Để Nhanh Hết?

Như vậy chúng ta vừa giải quyết bài toán trẻ bị sốt phát ban nên ăn gì và trẻ sốt phát ban kiêng ăn gì. Bên cạnh đó, mình cũng chia sẻ thêm một số lưu ý khác khi chăm sóc trẻ dưới đây nhé!

https://meviet.vn/tre-bi-sot-phat-ban-nen-an-gi/

chăm sóc trẻ em
chăm sóc trẻ em
+

Lịch Tiêm Chủng Cho Trẻ

Giai đoạn từ sơ sinh đến dưới 1 tuổi, con cần tiêm chủng nhiều vắc xin phòng bệnh thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ. Các mẹ lưu lại hình ảnh tổng hợp các mũi vắc xin cần thiết cho con để mẹ theo dõi chủng ngừa đúng lịch, đúng phác đồ nhé. 

Vắc Xin Cho Trẻ Sơ Sinh

Có hai mũi vắc xin đầu đời quan trọng của con mẹ cần nhớ đó là:

  • Tiêm phòng vắc xin viêm gan B – mũi sơ sinh.
  • Tiêm phòng vắc xin Lao – mũi 1. Nhắc lại sau 4 năm.

Hai mũi này thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng.Vacxin viêm gan B được khuyến nghị tiêm trong vòng 24 giờ sau sinh để đảm bảo hiệu quả cao nhất bảo vệ con. Sau khi sinh, mẹ có thể còn mệt hay bận rộn tập làm mẹ mà quên mất. Mẹ hãy chia sẻ thông tin này cho bố của bé, ông bà biết để cùng theo dõi nhé. Mũi này thường được thực hiện ngay tại bệnh viện.Đọc Thêm: Tiêm Vacxin Viêm Gan B Cho Trẻ Sơ SinhTương tự mũi viêm gan B, mũi vắc xin phòng ngừa lao cần được tiêm cho trẻ trong vòng 28 ngày đầu tiên sau sinh. Đây là khoảng thời gian được khuyến nghị để vắc xin có thể bảo vệ hệ miễn dịch non yếu của con sớm nhất có thể.Đọc thêm: Tiêm Phòng Lao Cho Trẻ Sơ Sinh: 1 Mũi Bảo Vệ Con Trọn Đời

Vắc Xin Cho Trẻ 2 – 3 – 4 Tháng Tuổi

Giai đoạn này, trẻ có nhiều vắc xin đến lịch tiêm chủng. Mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ để kết hợp tiêm các mũi vắc xin cùng lúc để một công đôi chuyện, vừa tiết kiệm thời gian vừa bảo vệ sức khỏe cho con ngay từ sớm, bao gồm:

  • Tiêm phòng Vắc xin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 – 3 mũi và vắc xin bại liệt OPV – 3 liều, mỗi mũi/liều cách nhau một tháng.
  • Uống vắc xin Rota – 2 liều.
  • Tiêm phòng vắc xin Phế cầu – 2 mũi.

Trong đó, 3 mũi đầu tiên của vacxin 5 trong 1 thuộc chương trình tiêm chủng mở rộngvacxin Rota và phế cầu là mũi tiêm chủng dịch vụ. Để biết cụ thể về các loại vắc xin này và lịch tiêm chủng cho trẻ, mời các mẹ đọc thêm:Vacxin 5 Trong 1 Là Gì? Phân Biệt Các Loại Vắc Xin Hiện Nay